TÌM HIỂU VỀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA LOA (PHẦN 2)

TÌM HIỂU VỀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA LOA (PHẦN 2)

TÌM HIỂU VỀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA LOA (PHẦN 2)

TÌM HIỂU VỀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA LOA (PHẦN 2)

Hotline: 0912 210 037 - 0966166616

TÌM HIỂU VỀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA LOA (PHẦN 2)

Giống như nhiều thiết bị công nghệ như máy tính, máy ảnh..., loa cũng có khá nhiều thông số kỹ thuật quan trọng, mang tính chất quyết định đến chất lượng. Tuy nhiên, sự phức tạp về bản chất vật lý của các thông số này thường gây khó khăn cho người dùng phổ thông khi mua sắm hoặc đánh giá loa.

 

Việc tìm hiểu các thông số kỹ thuật loa giúp người dùng hiểu rõ hơn về tính năng, vận hành và giá trị của mỗi hệ thống loa. Phần thứ 2 của bài viết Tìm hiểu về thông số kỹ thuật của loa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thông số như: Độ nhạy của loa, Trở kháng của loa, Công suất cực đại,..

 

Độ nhạy của loa (sensitivity)

 

Đây là một thông số khá trừu tượng của loa. Độ nhạy có đơn vị đo là dB/watt/m (với loa có trở kháng 8 ohm). Ví dụ, một loa có độ nhạy 90 dB, công suất đầu vào 1W, ở tại vị trí đo cách loa 1m, loa phát ra âm thanh có mức cường độ âm 90 dB. Thông số này đặc biệt quan trọng giúp người dùng có thể căn cứ vào nó để chọn ampli phối ghép trong hệ thống âm thanh của mình. Có một công thức dễ nhớ là công suất Ampli gấp 10 lần, mức cường độ âm tăng 10 dB và âm thanh sẽ lớn gấp đôi. Ví dụ, loa độ nhạy 90 dB trên. Bộ loa này chỉ cần 1W để đạt mức cường độ âm 90 dB, cần 10W để đạt mức 100 dB (âm thanh lớn gấp đôi), 100W để đạt mức 110 dB (âm thanh lớn gấp bốn lần), và cần 1.000W để đạt mức 120 dB (âm thanh lớn gấp tám lần). Độ nhạy là một thông số giúp phản ánh âm lượng có thể đạt được của một loa với công suất của một ampli cụ thể mà không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.

 

 

Thông số này giúp người dùng chọn Ampli phối ghép thích hợp trong hệ thống âm thanh.

 

 

Trở kháng của loa

 

Trở kháng của loa là một trong các thông số kỹ thuật của loa quan trọng nhất. Những vật dẫn điện thường có điện trở, và loa cũng không ngoại lệ. Độ lớn của chỉ số này được gọi là trở kháng của loa. Trong cách mắc mạch điện song song của một hệ thống âm thanh, thông thường thì trở kháng loa càng lớn thì loa càng dễ “điều khiển” và tương thích với ampli hơn Theo đó, loa có trở kháng 8 ohm tốt hơn loa 4 ohm trong việc phối ghép. Điều này có thể được minh chứng bằng thông số damping factor của ampli, chỉ số này càng cao thì âm bass của loa càng chắc, khó vỡ, mạnh mẽ. Damping factor được tính bằng thương số giữa trở kháng loa và trở kháng đầu ra của ampli. Ví dụ, loa có trở kháng 8 ohm, ampli có trở kháng đầu ra 0.01 ohm, thì damping factor có giá trị 800. Với loa có trở kháng 4 ohm, chỉ số này chỉ là 400. Vì vậy, loa với trở kháng cao hoạt động dễ dàng hơn và dễ phối ghép hơn.

 

Công suất cực đại

 

Thông số này cho người sử dụng biết được giới hạn tối đa mà Ampli – Cục đẩy công suất có thể làm hỏng loa khi sử dụng loa ở công suất này, chứ không phải là gợi ý để người dùng chọn mua Ampli phù hợp. Ví dụ, một loa có công suất cực đại 200W không bắt buộc người dùng mua ampli có công suất 200W. Khi sử dụng các Ampli nhỏ thì vấn đề dễ gặp phải nhất đó là tín hiệu âm thanh sẽ bị nhiễu, biến dạng và không được chân thật khi sử dụng ở mức công suất lớn. Trong khi đó thì các Ampli lớn vẫn hoạt động bình thường. Dù vậy, chú ý khi sử dụng ampli công suất lớn là duy trì ở mức âm lượng không quá lớn, phù hợp với loa.

 

 

Nhu cầu sử dụng sẽ quyết định công suất loa 

 

 

Đó là các yếu tố chúng ta cần quan tâm khi tìm hiểu thông số kỹ thuật của loa. Tuy nhiên trên thực tế thì việc đánh giá những thông số kỹ thuật này chỉ giúp người dùng có được cái nhìn khách quan nhất về một chiếc loa, còn cách đánh giá loa tốt nhất vẫn là phải nghe và cảm nhận âm thanh bằng chính đôi tai của mình, để có được sự đánh giá chính xác nhất.

Hy vọng với bài viết về các thông số kỹ thuật của loa sẽ giúp bạn hiểu và chọn mua loa phù hợp với hệ thống dàn loa của mình một cách ưng ý nhất.